Bắt đáy hay “nhắm mắt” bắt d.a.o rơi ?

Bên cạnh tiềm năng đem về lợi nhuận đầu tư hấp dẫn, bắt đáy cổ phiếu có thể tiềm ẩn rủi ro nếu như lý do giá cổ phiếu bị suy giảm là chính đáng chứ không vì bị tác động từ nội tại hay các yếu tố bên ngoài. Khi đó, cổ phiếu sẽ rất khó có thể hồi phục dẫn đến rủi ro thua lỗ cho nhà đầu tư. Trong bài viết này, CFA99 sẽ nêu lên một số quan điểm cho nhà đầu tư thấy rõ hơn về rủi ro khi cố gắng mò đáy hay bắt đáy.

Tại sao không nên bắt đáy?

Vì điều này xuất phát từ những gì đã xảy ra trên TTCK, mà nhiều người trong số chúng ta đã trải qua, trong đó có cả tôi. Hẳn tất cả các bác còn nhớ TT năm 2008 diễn biến như thế nào. Đó là năm khủng khiếp khi TT tài chính toàn cầu chao đảo, khủng hoảng lan rộng. Bắt đầu từ các mốc 1000, 900, 800, 700, 600, 500, …các chiến binh mò đáy, bắt dao rơi phần lớn đi hết, càng mua càng thua, càng mò đáy càng chết, càng thua lỗ nặng, cho đến khi VNI về 366 mới bật lên 57x, rồi sau đó lại tèo 1 mạch về 235. Khi đó nhiều người còn dự đoán VNI có thể về 180.

Khi đó, chỉ có những ai tuân thủ triệt để nguyên tắc này nên thì may mắn thoát chết, còn lại số người mua, mua, và mua ròng rã từ mốc 1000 trở về, chỉ có khái niệm cutloss và cutloss, cứ thế 1 quy trình: mua rồi lại cutloss, rồi lòng tham nỗi lên, lại nhảy vào mua, giảm rồi lại cutloss.

Bắt đáy được gì và mất gì ?

  • Được: Mua được giá rẻ, giá đáy khi TT bật lại ngay (cái này hơi khó, đối với sóng ngắn, vì TT muốn tạo đáy thì bao giờ cũng có giai đoạn đi ngang trong 1 số phiên, tích lũy rồi mới bật lại ngay được, nếu sóng dài thì giai đoạn tích lũy lình xình còn lâu hơn). Cảm giác hỉ hả, chiến thắng, vì nghĩ mình là người thông minh hơn thiên hạ nên mới bắt đúng đáy.
  • Mất: Đối mặt với rủi ro rất lớn khi TT lao dốc trong 1 downtrend mạnh, vì trong 1 downtrend mạnh thì không biết đâu là đáy, đâu là điểm dừng của sự lao dốc.

Những người thích bắt đáy, nếu không có kỷ luật cũng rất dễ cutloss đúng đáy. Vì sao? Vì khi họ bắt đáy, lòng tham nổi lên, họ cứ nghĩ mua đại đi, may ra ngày hôm sau TT đảo chiều thì họ có lãi. Nhưng sau khi mua vài phiên TT vẫn tiếp tục giảm, họ nghĩ chắc TT chỉ giảm thế thôi, không giảm nữa đâu nhưng lại không biết là nên bán hay nên giữ, TT lại tiếp tục giảm nữa, mất phương hướng, hoảng loạn và cuối cùng quyết định cutloss, thì lại đúng lúc TT bật lên.

Những người tham gia bắt đáy (nhà đầu tư nhỏ lẻ), phần lớn là những người không kìm được lòng tham và không có 1 chiến lược mua bán rõ ràng. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ không nên bắt đáy, vì bắt đáy có rất nhiều rủi ro, dễ bị cụt vốn, không có chiến lược mua phù hợp, sẽ rất khó thích ứng khi TT tiếp tục giảm. Bắt đáy và mò đáy là hành động không nên.

Vậy còn những người cầm tiền đứng ngoài?

Hầu hết đều có 1 thói quen: đoán đáy. Việc đoán đáy cũng không tốt, và đôi khi cũng nguy hiểm chẳng kém gì lao vào mò đáy.

Đoán đáy, tức là bằng cách nào đó có thể là nhận định về đáy, hoặc đoán mò như thầy bói. Tôi lấy ví dụ, năm 2008 khi VNI ở 1000, bắt đâu tháo chạy từ 930, lúc đó nhiều người đoán đáy sẽ là 800, thậm chí là 700, có thể là họ chỉ đoán bâng quơ. Nhưng khi VNI về 800 hoặc 700 thật, họ lại cho là mình nhận định đúng, nên hỉ hả hồ hởi nhảy vào mua, kết quả là nhảy vào ôm bom, bị bom nổ banh xác, về 500 vẫn chưa phải là đáy mà nó về tít 366 mới tạo đáy ngắn hạn rồi mới bật lên, và rồi khi VNI ở tầm 300-320 cũng vậy nhiều người lại tưởng đó là đáy, đoán nó là đáy nên nhảy vào, kết quả lặn sâu về 235 mới bật lên.

Những người đoán đáy sâu thường có 1 thái độ bi quan thái quá và mang tâm trạng sợ hãi thái quá, do vậy thường bỏ lỡ mất cơ hội, thậm chí là những cơ hội ngàn vàng. Chính tôi cũng đã từng mắc sai lầm này. Khi VNI lao dốc tôi cũng rất bi quan, nghĩ rằng: ồ, nó còn giảm sâu đấy, mua vào làm gì nhỉ? Khi VNI về đến 235 là tạo đáy rồi bật lên tôi vấn rất bi quan và không tin TT sẽ tăng mạnh. Khi VNI từ 235 lên 250 rồi 260 tôi vãn nghi ngờ và mang trong mình 1 nỗi sợ hãi, nhưng khi VNI 28x lúc đó tôi mới vào, dù có hơi muộn nhưng đó cũng là hành động sửa sai cho việc đoán đáy, cái giá phải trả cho việc đoán đáy là từ 235 lên 28x, mất 50pts, có những CP tăng đến gần 50% hay ít cũng là 20%. Đó là cái giá không nhỏ cho việc đoán đáy.

Sau này ngồi ngẫm lại, tôi mới thấy rằng đó là hành động chủ quan, duy ý chí, không tôn trọng các quy luật khách quan, mà cá nhân tôi luôn nhắc nhở mình rằng: không bao giờ được phép lặp lại.

Xem thêm: Mô hình vai đầu vai là gì? 

Tin nổi bật